Cơ sở pháp lý Chương trình Cao Học Việt Nam – Hà Lan

Cơ sở pháp lý Chương trình Cao Học Việt Nam – Hà Lan

Giai đoạn 1994-2001

Bộ giáo Dục & Đào Tạo ra quyết định cho phép Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và trường Đại học Kinh Tế TP.HCM thực hiện dự án hợp tác Việt Nam- Hà Lan (VNP) về đào tạo cao học Kinh tế Phát triển (Công văn số 1843/GD-ĐT).

Giai đoạn 2001-2009

Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM và Viện trưởng Viện ISS ký kết biên bản thỏa thuận tiếp tục hợp tác đào tạo giai đoạn 2 trên cơ sở thu học phí.

Giai đoạn 2010-2014

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã báo cáo Bộ Giáo dục đào tạo về Đề án đào tạo Cao học Kinh tế Phát triển của Chưong trình Việt Nam – Hà Lan giai đọan 2010-2014 và được Bộ chấp thuận cho họat động tiếp tục trong giai đọan 2010-2014 theo giấy phép số 7957/BGDĐT-GDĐH cấp ngày 26/11/2010.

Giai đoạn 2015 – 2019

Trên cơ sở Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – 2017 theo Quyết định số 2377/QĐ-TTg, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh ký Quyết định số1695/QĐ-ĐHKT-QLKH về việc đồng ý tiếp tục thực hiện Chương trình liên kết đào tạo cấp bằng Thạc sỹ Kinh tế Phát triển (giữa Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và Viện quốc tế ISS, Trường ĐH Erasmus Rotterdam, Hà Lan) trong giai đoạn 2015 – 2019, trên tinh thần tuân thủ Nghị định 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.

Bên cạnh cơ sở pháp lý được phê duyệt bởi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam, chất lượng đào tạo của chương trình VNP có giá trị quốc tế và được công nhận từ các trường đại học nước ngoài. Điển hình nhất là chương trình VNP đã vinh dự cùng với Đại học Erasmus Rotterdam, Hà Lan ký kết thỏa thuận đào tạo thạc sỹ bằng đôi trong đó EUR công nhận một năm đào tạo tại VNP tương đương với thời gian đào tạo tại EUR. Ngoài ra, nhiều học viên tốt nghiệp chương trình cũng được các trường Đại học nước ngoài chấp nhận chất lượng đào tạo và bằng cấp để trao học bổng tiến sĩ. 

VNP